Tổng quan về ngành kỹ thuật in ấn và chương trình đào tạo

Trong những năm đầu hội nhập, ngành in tại Việt Nam còn rất sơ khai, cả về công nghệ in ấn và kỹ thuật in. Nhưng trong những năm gần đây, nền công nghệ in ấn tại Việt Nam đang có những bước tiến phát triển mạnh mẽ và dần đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước, ngoài nước. Ngành Kỹ thuật in đào tạo những kỹ sư chuyên ngành in ấn chuyên nghiệp phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao.

tổng quan ngành kỹ thuật in ấn và đào tạo

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật in

Ngành Kỹ thuật in (một số trường đại học là ngành Công nghệ Kỹ thuật in) chuyên đào tạo kỹ sư thiết kế, sản xuất và quản lý các sản phẩm bằng các phương tiện in ấn, web và thông tin di động. Chương trình học tại trường cung cấp sự cân bằng giữa sáng tạo, kỹ thuật và thương mại của lĩnh vực in với nội dung tập trung về thiết kế đồ họa, in ấn và quản lý.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật in trang bị những kiến thức về khoa học tổng hợp và chuyên sâu về ngành in ấn như: Máy tính, màu sắc, vật liệu, công nghệ thông tin, điều khiển tự động và quản lý. Ngành học này rèn luyện sinh viên có thể tự thiết kế khóa học để phát triển hướng đi riêng trong các lĩnh vực in sách báo, tạp chí, bao bì, truyền thông quảng cáo, quản lý ứng dụng trong truyền thông…

Kiến thức ngành Kỹ thuật in gồm có: Thiết kế đồ họa, chế bản điện tử, công nghệ in, trang trí hoàn thiện… để có thể sáng tạo, thiết kế, vận hành và kiểm soát các hệ thống sản xuất sản phẩm sách báo, bao bì, tem nhãn, giấy tờ tài chính và truyền thông quảng cáo. Ngoài ra, sinh viên còn đựơc trang bị những kỹ năng mềm như: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, Kỹ năng về phân tích, tổng hợp thông tin, kỹ năng phát hiện, khai thác vấn đề mang đến hiệu quả cho công việc.

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật in

Khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật in cơ sở và cốt lõi ngành sẽ cung cấp gần như đầy đủ kiến thức từ quản lý đến vận hành trong lĩnh vực in ấn như: Ảnh kỹ thuật số, lý thuyết phục chế màu, vật liệu ngành in, thiết kế xuất bản phẩm, thiết kế bao bì, kỹ thuật chế bản điện tử, quản lý màu, kỹ thuật chế khuôn in, kỹ thuật in offset, kỹ thuật in số, tổ chức và quản lý sản xuất, kỹ thuật in flexo và in lõm,kỹ năng mềm, tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật, kỹ thuật gia công đóng sách, kỹ thuật gia công bao bì,…

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật in

Mã ngành: 7520137 (ngành Công nghệ Kỹ thuật in có mã ngành 7510801).

Ngành Kỹ thuật in xét tuyển các tổ hợp môn sau:

A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật in 

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật in xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2018 từ 18 – 20 điểm.

5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật in

Ở nước ta hiện chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật in (Công nghệ kỹ thuật in), để theo học ngành này, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật in 

Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật in, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí công việc sau:

  • Cán bộ quản lý các cấp, Cán bộ tổ chức và điều hành sản xuất tại các công ty xuất bản, phát hành sách, truyện, tạp chí, bao bì…
  • Chuyên viên kỹ thuật làm việc tại các tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của Việt Nam và nước ngoài thuộc lĩnh vực in quảng cáo, in ấn bao bì, sách báo, tạp chí, truyền thông quảng cáo, chế tạo nguyên vật liệu và thiết bị ngành in.
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…
  • Chuyên gia tư vấn thiết kế tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành tại trung ương và địa phương.

7. Mức lương ngành Kỹ thuật in

Với nhu cầu về nguồn nhân công ngày càng cao của các doanh nghiệp, công ty, tổ chức, nhà xuất bản… nên hầu hết sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật in có việc làm ngay sau khi ra trường với mức lương khởi điểm phổ biến từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Cụ thể:

Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo thêm về công việc với mức lương trung bình từ 7 – 9 triệu/tháng.
Đối với những cá nhân có tay nghề và kinh nghiệm, lương trung bình khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật in

Với nhu cầu việc làm rất cao như hiện nay, người học ngành Kỹ thuật in cần có đủ những tố chất sau đây để đáp ứng hiệu quả trong công việc:

  • Đam mê với nghề in ấn;
  • Có kiến thức về chuyên ngành Kỹ thuật in, công nghệ Kỹ thuật in;
  • Kỹ năng về soạn thảo, phân tích thông tin;
  • Kỹ năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh;
  • Nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin thị trường;
  • Kỹ năng về giao tiếp, thuyết trình;
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt;
  • Khả năng quản lý, đánh giá;
  • Kỹ năng nghiên cứu thông tin;
  • Khả năng tư duy tốt, luôn sáng tạo.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Kỹ thuật in và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.