Tem nhãn mác, nhãn hiệu hàng hóa là một trong những dấu hiệu giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được nguồn gốc, xuất xứ và loại sản phẩm được bày bán và lưu hành trên thị trường.
Do vậy, pháp luật đưa ra những quy định rõ ràng về cách thức gắn nhãn mác sản phẩm đối với từng đối tương cụ thể: hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa lưu thông trong nước sẽ có cách thức thể hiện, màu sắc và ngôn ngữ trình bày nhãn hiệu khác nhau.
Trong bài viết này, chúng tôi xin cung cấp một số quy định của pháp luật về cách ghi Tem nhãn mác, nhãn hiệu hàng hóa.
Theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Thủ tướng chính Phủ về Tem nhãn mác, nhãn hiệu hàng hóa được áp dụng cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
Các nhãn hiệu không bắt buộc phải ghi nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:
- Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
- Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.
Hàng hoá thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hoá là chất phóng xạ, hàng hoá sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường không; hàng hoá do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng.
Tem bảo hành có thuộc diện bắt buộc khi lưu thông hàng hóa?
Bên cạnh tem nhãn mác in theo quy định thì tem bảo hành là một loại tem có ý nghĩa đặc biệt giá trị như một lời cam kết hay một sự đảm bảo về sản phẩm của các công ty, doanh nghiệp khi lưu hành trên thị trường. Phương thức in tem bảo hành đôi khi được coi là dấu hiệu dùng để nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một cơ sở kinh doanh, giúp phân biệt chúng với hàng hóa hoặc dịch vụ của các cơ sở kinh doanh khác thông qua đó gây dựng lòng tin và sự tin cậy của khách hàng lâu dài.
Tham khảo: In tem bảo hành tpHCM
Hay nói theo cách khác là tem bảo hành có giá trị qua lại giữa đơn vị sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm. Phạm vi không thuộc tem chống hàng giả hologram (đây cũng là một dạng tem bảo hành chống hàng giả nhưng phải được cấp phép theo quy định và số lượng chính xác khi in ấn)
Tem bảo hành thông thường có kích thước vừa nhỏ cho phù hợp với sản phẩm, thường có hình dáng tròn, e líp hoặc dạng chữ nhật. – Nội dung: gồm logo công ty, thời hạn bảo hành và thông tin liên lạc nếu cần thiết. – Nguyên liệu sử dụng khi in tem bảo hành là giấy decal dạng vỡ giòn, tem vỡ dai, decal hologram.
Kỹ thuật in: in offset, in flexo
Ứng dụng thực tế của tem bảo hành các loại sản phẩm hàng hóa: tem bảo hành điện thoại, tem bảo hành linh kiện máy tính, tem an toàn thực phẩm, y tế, tem mỹ phẩm, tem niêm phong hàng hóa khi vận chuyển…
Có thể bạn quan tâm:
-
Standee là gì? Một số chủng loại standee phổ biến trong quảng cáo
-
Lịch sử ngành in thế giới và kỹ thuật in ấn hiện đại
-
Tổng quan về ngành kỹ thuật in ấn và chương trình đào tạo
-
Tại sao quý khách nên chọn công ty in catalogue tại Kiến An Phát
-
Khi nào thì nên sử dụng Decal giấy để in tem nhãn sản phẩm?